Thông tin sức khỏe 365+ 21:55 Ngày 19/02/2023
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong sớm. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Phát hiện, kiểm soát sớm, cũng như hiểu rõ về bệnh tăng huyết áp là rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người.
1. TĂNG HUYẾT ÁP LÀ BỆNH GÌ?
Tăng huyết áp (hypertension) hay cao huyết áp là tình trạng áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao. Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm gây tổn thương tim, mạch máu, não, mắt, thận và nhiều bệnh mạn tính khác; và là nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên toàn cầu.
Một vài con số về tăng huyết áp theo WHO:
- Từ năm 1990 đến nay, số người từ 30-79 tuổi mắc bệnh tăng huyết áp trên thế giới đã tăng từ 650 triệu lên 1,28 tỷ người.
- Khoảng 580 triệu người (41% phụ nữ, 51% nam giới) bị tăng huyết áp không biết bản thân đang mắc bệnh.
- Khoảng 720 triệu người (53% phụ nữ, 62% nam giới) bị tăng huyết áp không được điều trị.
- Chỉ có khoảng 42% trường hợp tăng huyết áp được chẩn đoán và điều trị.
- Ít hơn 1/4 phụ nữ và 1/5 nam giới bị tăng huyết áp đã kiểm soát được bệnh (điều trị có hiệu quả).
2. NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Nguyên nhân tăng huyết áp ở phần lớn người trưởng thành vẫn chưa được xác định, chỉ có khoảng 10% là có nguyên nhân thứ phát như:
- Bệnh thận cấp hoặc mạn tính.
- Hẹp động mạch thận.
- U tủy thượng thận.
- Hội chứng Conn.
- Hội chứng Cushing’s.
- Bệnh lý tuyến giáp, cận giáp, tuyến yên.
- Một số loại thuốc.
- Hẹp eo động mạch chủ.
- Bệnh Takayasu.
- Nhiễm độc thai nghén.
- Ngưng thở khi ngủ.
- Rối loạn sức khỏe tâm thần.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp là:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: nhiều muối, nhiều chất béo bão hòa, ít rau củ trái cây.
- Ít vận động.
- Hút thuốc lá.
- Uống nhiều rượu.
- Thừa cân béo phì.
- Căng thẳng, lo lắng
- Trên 65 tuổi: nguy cơ tăng lên cùng tuổi tác.
- Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp.
3. TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch
Một số triệu chứng có thể xảy ra ở một người bị tăng huyết áp là:
- Đau nhức đầu vào sáng sớ
- Chảy máu cam
- Nhịp tim nhanh
- Thay đổi thị lực
- Ù tai
Tăng huyết áp nghiêm trọng hơn có thể gây ra các triệu chứng:
- Mệt mỏi
- Buồn nôn, nôn mửa
- Lú lẫn
- Hồi hộp
- Đau tức ngực
- Run
Thế nhưng, gần 50% người bị tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh vì chưa bao giờ được chẩn đoán. Tăng huyết áp sở dĩ được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó thường không gây ra triệu chứng, cho đến khi xảy ra biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy thận mới được phát hiện.
Do đó, tất cả mọi người nên tự kiểm tra huyết áp và khám sức khỏe định kỳ, nhất là những người lớn tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.
4. khi bị tăng huyết áp cần ăn gì để hạ huyết áp ?
Để giảm huyết áp bạn nên thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình.
Theo Eat This, Not That, tăng huyết áp, còn được gọi là huyết áp cao, là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể xuất phát từ các lựa chọn lối sống cũng như các tình trạng khác, chẳng hạn như tiền sử gia đình, tuổi tác và thậm chí cả chủng tộc.
Có những tình trạng sức khỏe cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng tăng huyết áp, như bệnh tiểu đường và béo phì.
Theo CDC, hoạt động thể chất không đều đặn, chế độ ăn nhiều natri, chế độ ăn không đủ kali, uống rượu và sử dụng nicotin cũng là một trong số những lựa chọn lối sống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Bông cải xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid có thể giúp giảm huyết áp. Ảnh: Pixabay
Ngoài việc theo dõi lượng natri, một số loại thực phẩm cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm huyết áp. Tiêu thụ đủ kali và ăn đủ lượng chất dinh dưỡng thiết yếu là một vài ví dụ hữu ích để giảm huyết áp.
Dưới đây là những loại thực phẩm bạn có thể ăn để giúp giảm huyết áp.
Các loại cá béo
Các loại cá béo có chứa chất béo omega-3 thiết yếu, như cá thu và cá hồi đã được chứng minh là làm giảm huyết áp.
Cá thu có kết cấu săn chắc tương tự như cá ngừ và có thể ăn theo nhiều cách khác nhau. Khi chọn cá thu đóng hộp, hãy tìm những loại có hàm lượng natri thấp hơn vì chất dinh dưỡng này có thể làm tăng huyết áp.
Lòng trắng trứng
Nghiên cứu được công bố trên Pubmed cho thấy, một chế độ ăn giàu chất đạm (protein), như chất có trong lòng trắng trứng có thể giúp hạ huyết áp.
Theo nghiên cứu, những người trưởng thành tiêu thụ nhiều protein trong chế độ ăn uống từ nguồn thực vật hoặc động vật có nguy cơ cao huyết áp lâu dài thấp hơn.
Hạt chia
Hạt chia chứa chất xơ, protein và chất béo omega-3. Một nghiên cứu được công bố trên Pubmed cho thấy, việc bổ sung hạt chia hàng ngày trong 12 tuần dẫn đến huyết áp tâm thu thấp hơn.
Quả kiwi
Được biết đến với thịt màu xanh tươi sáng, quả kiwi cũng có thể làm giảm huyết áp.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Pubmed so sánh khả năng hạ huyết áp của kiwi và táo, kiwi có tác động nhiều hơn đến huyết áp.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một loại rau họ cải có thể ăn sống, hấp hoặc nướng và có khả năng hạ huyết áp.
#tanghuyetap #nhungthucphamgiuphahuyetap
👉 Theo dõi thường xuyên những kiến thức Sức khỏe tại đây:
- Fanpase Sức khỏe 365+: https://www.facebook.com/365suckhoee/
- Youtube: https://www.youtube.com/@365Suckhoe
0 Nhận xét